[Book] Reflection on Creativity., Inc

Mình vừa trải qua hơn 1 tuần đọc quyển Creativity, Inc của Edwin Catmull viết về Quản lý và Văn hóa doanh nghiệp trong Pixar. Dù không phải là quyển sách mình rất thích nhưng mình đã thu thập và reflect được rất nhiều trong quyển này, đặc biệt là sau khi mình làm Amanotes – một công ty làm game và cũng luôn tìm cách để tăng sự sáng tạo trong doanh nghiệp.

Có quá nhiều thứ để nói về quyển sách này nhưng có lẽ đây là 5 ý chính mà mình cảm thấy tâm đắc nhất (nhưng phần khác mình sẽ tóm tắt ngắn gọn bằng 1-2 câu ở phía dưới để sau này mình không quên) – Phía cuối cuốn sách cũng bao gồm phần tóm tắt của những lời khuyên và bài học mà Catmull đưa ra (dù bác cũng đã rất cẩn trọng khi nói là nếu chỉ viết tóm tắt lại bằng 1 câu như T-shirt slogan thì chắc chắn sẽ không đủ ngữ nghĩa để có thể hiểu, chưa nói đến chuyện hiểu sai nữa. Nên phần tóm tắt này chắc chắn nên được đọc kèm với sách.

1. Honesty & Candor:
Mình cảm thấy đây là phần mình thấy kết nối nhất vì nó rất giống với những gì mình đã trải nghiệm ở những công việc trước đây. Thẳng thắn và thành thật lúc nào cũng cần thiết trong bất kỳ môi trường nào nhưng đồng thời để thực hiện được một sự thẳng thắn mang lại hiệu quả tích cực thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ở đây có 2 điểm rất đáng chú ý, và tác giả đã dùng ví dụ của Braintrust để minh họa (Braintrust là một committee của những người highly skilled trong Pixar, giúp đánh giá từ khâu idea, đến trong quá trình làm ra bộ phim để đưa ra những góp ý, đánh giá giúp bộ phim hoàn thiện – Cấu trúc của Braintrust thật sự có rất nhiều điều đáng để học hỏi).

  • Trust: Đây là nền tảng đầu tiên để có thể xây dựng được sự thẳng thắn. Trust sẽ tạo ra một vùng lưới an toàn (safety net) để mọi người có thể chia sẻ thẳng thắn với nhau. Nhưng điều này chỉ có thể tốt khi được đi kèm với một yếu tố vô cùng quan trọng khác
  • Good intention / Nurturing: Trong cả công việc lẫn cuộc sống thường ngày, mình thường không hiếm khi nghe được ai đó nói về việc “Có gì thì nói vậy. Tính anh thẳng. Không thảo mai được” và điều đó thường được lấy ra làm cái cớ cho những lời nói mang rất nhiều sự đả kích mạnh mẽ. Trong Creativity, inc, Catmull cũng đã có đoạn nói về điều này khi ông viết về trải nghiệm ông làm làm trong nhóm review cho một journal về khoa học. Ông nhận thấy trong ban review chia ra làm 2 nhóm – Một nhóm feedback và criticize mà theo ông đánh giá là để thấy mình giỏi hơn người viết, và một nhóm feedback với những góp ý để người viết có thể làm tốt hơn cho nghiên cứu của mình. Và chắc chắn bạn cũng sẽ nhận ra nhóm nào sẽ có tác động tích cực lên kết quả chung rồi đúng không (note: nhưng mình cũng phải thừa nhận rằng, không ít người feedback một cách tiêu cực không phải vì bản thân họ consciously làm vậy, nhưng để học cách feedback đúng thì không phải ai cũng làm được).
    Catmull cũng chia sẻ một phần khá hay đó là những ideas xuất sắc thì lúc nào cũng có nhưng giai đoạn “not-so-greatness” nên nếu không được protection và nurturing để tiếp tục phát triển thì làm sao mình có được những tác phẩm xuất sắc sau này. Với người làm trong ngành creativity như mình (trước là Advertising và sau là Game) thì mình tâm đắc với điều này vô cùng.

2. Giving ownership to self-motivated people.
Phần này không mới, nhưng đối với mình thì nó là lời nhắc nhở lại thì đúng hơn. Nhắc nhở ở 2 thứ

#1: Giving ownership: Task delegation với mình là một trong những kỹ năng cần thiết nhất của manager và nhất định sẽ phải làm. Một trong những rào cản lớn khiến leader thường muốn “ôm việc” để làm đến từ việc không tin tưởng nhân viên của mình có thể làm được việc (điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi task bạn đưa ra yêu cầu một skill lớn hơn nhiều so với khả năng của members tạo nên skill gaps không hợp lý). Tuy nhiên, khi giving ownership trong công việc lại có nhiều lợi ích mang lại hơn thế, đặc biệt là trong long-term impact bởi đây sẽ là cách tốt nhất giúp members có thể phát triển một cách bền vững nhất, từ đó giúp đạt được business outcomes. Giving ownership khi mà bạn cũng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi cho member của mình bằng cách involve members không chỉ lúc có solution mà còn ở giai đoạn problems nữa, để mọi người cùng hiểu và cùng xây dựng solution ở đó. Người hiểu rõ vấn đề nhất luôn là những người trực tiếp làm việc đó nên để đạt hiệu quả nhất. Và có 1 câu mình thấy rất hay là “No one has to seek permission for responsibility”
#2: to self-motivated people: Tuy nhiên không phải members nào cũng giống nhau. Và mỗi người lại có những motivation khác nhau, extrinsic và intrinsic motivations khác nhau (chỗ này làm mình nhớ đến quyển – Why motivating people doesn’t work and what does của Susan Fowler , nói về việc thực ra ai cũng có motivation khi đi làm thôi, cái quan trọng nhất đó là motivation loại gì). Khi tuyển dụng, mình cũng quan trọng nhất là self-motivated people bởi đó là thứ mà manager thực sự rất khó thay đổi nếu bạn đó không nhận ra và không muốn đổi thay.
Cái này lead đến point thứ 3 của quyển sách mà mình cũng khá thích.

3. Manager’s role is to foster and create the optimal condition.
Optimal condition để cho team của mình có thể phát huy được tốt nhất sự sáng tạo và khả năng của mình. Trong quyển này có một vài so sánh rất thú vị mà mình rất nhớ. Đối với Catmull thì leader không phải là người lái tàu mà chính là những người đặt đường ray. Thú vị nhỉ? Định hướng được phát triển và tạo điều kiện cho sự phát triển đó là điều tối quan trọng mà leader nên thực sự tập trung để làm cho team mình thay vì tập trung quá nhiều vào những công việc vận hành hàng ngày.

Tuy nhiên, đọc đến đây mình cũng tự nhắc một cái note cho bản thân là: Catmull viết phần này khi Pixar đã là một công ty rất lớn rồi, và với môi trường văn hóa tốt cùng quá trình tuyển dụng thì hầu hết nhân viên của Pixar sẽ có những màu sắc đặc trưng như high ownership, high passion & pride chưa nói đến chắc chắn là high competency. Vậy nên vai trò của leader cũng rất cần phụ thuộc vào team hiện tại, và giai đoạn hiện tại của công ty nữa. Có những lúc, leader vừa phải là người đặt đường ray, vừa phải lái con tàu đó luôn.

4. A team is more important than the idea itself
Cái này thì là câu chuyện được nhắc đến ở rất nhiều công ty về sáng tạo và tech, trong ngành game mình cũng hay được nghe về mô hình này của Supercell. Đại ý là Đưa ý tưởng tốt cho 1 team tệ thì chắc chắn sẽ không thể làm ra gì, nhưng đưa 1 ý tưởng tệ cho 1 team tốt thì team đó sẽ thay đổi idea/ làm cho nó tốt hơn.

Và một team tốt chưa chắc đã là 1 team toàn những người giỏi. Điều quan trọng là xem team đó cùng hợp tác để ra kết quả như thế nào.

5. The unmade future.
Key point cuối cùng này thì đúng là những con người định hình và leading thị trường như trường hợp của Pixar trong ngành phim hoạt hình sẽ quá phù hợp để nói đi. Khi được hỏi về việc Catmull nghĩ tương lai của ngành phim hoạt hình sẽ như thế nào thì ông nói ông không biết, bởi những công nghệ còn chưa được tạo ra. Chính bởi vì thế, con đường đi sẽ chẳng bao giờ là dễ dàng vì chúng ta đang đi những con đường chưa ai khám phá và không biết dẫn đến đâu. Nghe thì đáng sợ đấy, nhưng thực ra lại cũng đầy tự hào vì chúng ta là những con người đang tạo nên tương lai (Tương lai không phải thứ cố định mà chúng ta đang tìm đường đến. Tương lai là do chính chúng ta đang tạo ra mỗi ngày). Nghe là thấy đúng tinh thần của những con người sáng tạo liền.

—–

Ngoài những ý trên đây thì mình cũng note lại mấy ý khác, nhỏ nhỏ thôi nhưng rất ấn tượng với mình. Tuy nhiên, chắc chắn note những ý này theo kiểu “t-shirt slogan” mà không có context sẽ rất khó hiểu. Nên mình thực sự nghĩ là nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu thêm thì đọc quyển sách này chắc chắn là cần thiết.

  • Always try to find people that are smarter than you are
  • Culture: As an academic institution: Experimentation was highly valued but the urgency of a for-profit enterprise was definitely in the air
  • Be a decisive leader and admit when you are wrong. Build trust and confidence in your team
  • Asking the right question
  • Turn the verbal mantra of company values into what people live with it, daily.
  • A balancing company is a company that creates healthy environment for conflict to be resolved and new ideas could be emerged from that.
  • Embrace the unknown while accepting there is always some hidden and never wavering from uncover the hidden with candor, safety, research and self-assessment.

Leave a comment