Contemplation in the journey of life

Những tháng ngày này mình dành thời gian để đọc và viết rất nhiều, nghĩ ngợi và chiêm nghiệm về những điều đã xảy ra và những bước tiếp theo trên chuyến hành trình cuộc sống này. Giống như là khi mình đang thôi thúc về một cái gì đó, thì dường như mình nhận được rất nhiều những sự hỗ trợ giúp khơi gợi, thúc đẩy và nudging mình. Lần này là sách.

Những quyển sách đợt này mình đọc bao gồm Stillness is the Key của Ryan Holiday, Reboot của Herry Colonna, Emotional: How feelings shape our thinking của Leonard Mlodinow, Flow của Mihaly Csikszentmihaly và Primal Leadership của Daniel Goleman. Dù các quyển sách nằm ở các lĩnh vực khác nhau, từ triết học, khoa học đến lãnh đạo, mình đều tìm được những theme rất chung giữa các quyển sách này và đã khơi gợi, sáng rõ cho mình về Path of Life và Attitude towards Life mà mình còn nhiều trăn trở.

A Pathless Path

Mình thường không thích khi có nhiều sự lựa chọn. Việc phải đưa ra quyết định để chọn con đường bước tiếp lúc nào cũng rất áp lực. Liệu quyết định rẽ hướng ở đây có phải quyết định “up and right” hay không? Liệu rằng con đường tôi đi có dẫn tôi đến được đích đến mà tôi đang mong muốn không? Hay nó sẽ rẽ nhánh và tôi sẽ càng lạc lối?

Trong Reboot, Jerry đã từng nói rằng “We’re all so desperate to move up and to the right. We’re convinced that any motion that isn’t straight, direct, up and to the right is somehow not part of the path. What if being lost is part of the path? What if feeling lost, directionless, and uncertain of the prigress is an indicator of growth? What if it means you are exactly where you need to be, on the pathless path?”

Chúng ta thường có xu hướng so sánh con đường của mình với những con đường của người khác, và thấy sao những con đường đó có thể đưa họ đến thành công như vậy. Chúng ta muốn biết từng bước của con đường đó như thế nào để cũng có thể đến đó. Nhưng có môt điều mà chúng ta nên nhắc nhớ lại là Con đường không phải đã ở đó, mà con đường là do chúng ta tạo thành.

Chúng ta sợ sẽ đi lạc và không thể đến được đích đến, nhưng lại thường mơ hồ về cái đích đến của mình. Thế nào để biết được là chúng ta đã đến đích. Nhiều người sẽ nói là thành công, tiền bạc, địa vị. Bạn chắc không? Nếu là đích đến đó, khi bạn đến rồi, bạn có thấy hạnh phúc không? Và thành công bao nhiêu, tiền bạc địa vị bao nhiêu sẽ là đủ?

Đối với mình, đích đến của mình chỉ đơn giản là A better human being. Vì thế nên, con đường đi như thế nào không quan trọng, mà cái quan trọng là mình đi con đường đó như thế nào. Và nếu con đường đó có gập ghềnh, có những ngã rẽ, những con thác và những mặt hồ thì bởi vì nó là như vậy, nó là con đường của mình và mình sẽ vui vẻ bước đi.

Nghĩ suy lại, công việc, sự nghiệp, các mối quan hệ suy cho cùng cũng là những con đường để trải nghiệm và thấu hiểu bản thân và phát triển bản thân mà thôi. Con đường không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta đi trên con đường đó như thế nào.

Từ góc nhìn đó, dẫn đến 2 chủ đề mà mình cũng rất thích thú để nghiền ngẫm là: Asteroid Strike & Stoicism và Warrior Pose.

Asteroid Strike và Stoicism – Chủ nghĩa khắc kỷ

Những sự kiện xảy ra xung quanh chúng ta được Jerry Colonna gọi là “Asteroid Strike” (thiên thạch rơi) trong cuốn Reboot. Đây là những thứ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nhưng lại nằm ngoài khả năng kiểm soát, và Colonna cũng nhấn mạnh rằng dù chúng ta có lên kế hoạch cuộc đời xuất sắc như thế nào, con đường chúng ta đi cụ thể ra làm sao thì cũng không bao giờ có thể plan được hết các sự kiện Asteroid strike sẽ xảy ra. Có những strike nhỏ, nhưng cũng có những strike lớn, có thể thay đổi hướng đi của cuộc đời ta. Strike lớn hay nhỏ không nằm ở hướng tích cực hay tiêu cực mà là chúng ta ứng xử như thế nào với nó.

Với những trải nghiệm của mình đặc biệt trong công việc thì có lẽ mình cực kỳ hiểu cảm giác khi bị hit bởi Asteroid strike. Mình học du lịch khách sạn, khi đi thực tập thì mình vào làm ở Cục xúc tiến du lịch Malaysia của đại sứ quán, tình cờ qua post trên forum của trường đại học. Chính nhờ làm việc ở đây mà dần dần mình học và làm nhiều hơn về marketing rồi quyết định chuyển hẳn hướng đi sang marketing sau này, tạm biệt ngành học 4 năm ở du lịch khách sạn. Asteroid strike thứ hai xảy ra khi mình làm start-up thất bại nhưng tình cờ Chợ Tốt lại là một trong những khách hàng của bọn mình ở đó (khách hàng thứ 2 là Amanotes, mà tình cờ cơ duyên sau này mình quay lại đó làm). Mình đã từng đến Chợ Tốt làm elevator pitch khi giới thiệu về Chóp Chóp, rồi khi start up đóng cửa, chị Lý HR (một người chị đã tuyển mình vào công việc đầu tiên ở MASH) gọi mình hỏi về việc mình có muốn apply cho vị trí Growth marketing ở Chợ Tốt hay không. Rồi cứ thế, Chợ Tốt gắn với mình hơn 3 năm, học hỏi bao nhiêu thứ và chắc chắn đã định hình cho cách làm marketing sau này của mình.

Những sự kiện Asteroid strike đó xảy ra, không hề được báo trước, lại cũng không thể nào có thể lên kế hoạch trước hay kiểm soát nó. Điều duy nhất mình làm được là hiểu bản thân mình rõ ràng để có thể làm tốt nhất khi “thiên thạch rơi”.

Dần dần mình chiêm nghiệm thêm nhiều về những thứ kiểm soát được và không kiểm soát được trong cuộc sống. Điều đó dẫn mình đến với Stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ.

Mình bắt đầu tìm hiểu về Stoicism nhiều hơn kể từ khi đọc Stillness is the Key của Ryan Holiday – một tác giả khá nổi bật trong modern Stoicism writing.

Mình chưa đọc đủ nhiều và đủ sâu về Stocism để có thể bàn luận được ở đây, duy chỉ có 1 khía cạnh mà mình cảm thấy rất hứng thú về việc nhận thức giữa cái gì mình có thể kiếm soát được và cái gì mình không. Epictetus – một trong 3 triết gia nổi bật nhất của Stoicism đã có một câu nói rất nổi tiếng là: “We cannot control the external events around us, but we can control our reactions to them.” Nếu muốn được sự tự do, thì điều quan trọng nhất là phải biết disregard những thứ vượt ngoài tầm kiểm soát của mình, đó là những người xung quanh chúng ta, suy nghĩ của họ về chúng ta, những sự kiện xảy ra bên ngoài chúng ta. Disregard ở đây không có nghĩa là tìm cách trốn tránh nó, mà là chấp nhận nó xảy ra như nó đã xảy ra, và thay vào đó là tập trung vào những thứ mình có thể kiểm soát được, mình tác động được.

Trong Emotional, Lenonard cũng offer một cách tiếp cận theo hướng khoa học về Stocism và tác động lên khả năng Resilience (sự bền bỉ). Trong một nghiên cứu, người ta đã thử nghiệm trên 2 nhóm người cùng luyện tập thể thao cường độ cao, một nhóm được yêu cầu hãy nghĩ về những thứ có thể đánh lạc hướng mình khỏi cơn đau thể xác, nhóm còn lại được yêu cầu hãy chấp nhận cơn đau thể xác và sự mỏi mệt đồng thời tập trung vào nhịp thở. Kết quả là nhóm người được yêu cầu suy nghĩ chấp nhận cơn đau thể xác có mức độ hoàn thành bài tập tốt hơn hẳn so với nhóm còn lại.

Một tư tưởng Á Đông mà mình thấy rất gần gũi với Stoicism chính là đạo Lão, tư tưởng sống thuận theo tự nhiên mà mình nhớ mang máng câu đó là “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”.

Vài năm về trước, mình đã từng băn khoăn hỏi một người chị về tư tưởng này là nếu cứ sống ung dụng, thuận theo tự nhiên như vậy thì có ý chí để phát triển không, hay cứ coi như thế đã là đủ, là thoải mái rồi? Giờ thì có vẻ như mình đã tìm được gần đến câu trả lời cho câu hỏi hồi đó rồi. Thuận theo tự nhiên ở đây là biết được mình là ai, mình đang chịu tác động như thế nào, và chấp nhận những tác động đó ra làm sao. Giống như khi mình đang là một con vật trong khu rừng vậy, mình là chim thì mình sẽ bay trên trời, bị ảnh hưởng bởi sức gió, mình là cá mình sẽ bơi dưới nước, ảnh hưởng bởi sức nước và hướng chảy. Đó là thuận tự nhiên và nằm ngoài khả năng tác động của bản thân mình. Tuy nhiên, ở môi trường nào thì hãy cố gắng sống thật tốt ở môi trường đó, nỗ lực hết mình ở môi trường đó đồng thời chấp nhận những tác động mà môi trường đó mang lại.

Điều đó dẫn mình đến một khái niệm thứ 3 mà mình cũng đang suy nghĩ về nó là Warrior Pose.

Warrior Pose

Life is a rollercoaster. Sẽ có những khoảnh khắc tràn ngập sự hưng phấn nhưng cũng có những cú rơi khiến ta giật mình. Trong những cú rơi như vậy, điều ta cần làm là đừng cho vững – stand still. Đứng vững với tư thế của một chiến binh – Warrior Pose.

Trong Reboot, Jerry Colonna đã mô tả tư thế này là “strong back, open heart”. Open heart để lắng nghe được thực sự tôi là ai và tôi muốn trở thành một con người như thế nào. Strong back vì tôi tin vào giá trị mà tôi mang lại, và ý chí của tôi để mang giá trị đó đến với cộng đồng. Nói thì nghe rất dễ nhưng làm thì thật là khó, nhất là trong những “cú rơi” khi ta thực sự băn khoăn về bản thân mình. Những lúc như vậy, thay vì go outwards thì hãy go inward để hiểu bản thân mình trước từ đó sẽ tự tìm được chỗ đứng của mình ở ngoài kia. Và kết lại với một câu là du chiếc rollercoaster đó có lao xuống như thế nào thì hãy stand still “I had to stand still and show up fully and keep showing up despite my but being kicked and my heart being broken” . Stand still with a strong back and open heart.

Leave a comment